Giá trị dinh dưỡng và thành phần hóa học
Trong dược liệu này có khoảng 3-4% tinh dầu, thành phần chủ yếu gồm có bomeol, camphor, humulene, eucalyptole, pinene, caryophyllene, laurelene, terpinene, myrtenal, carvone, sabinene.
Hoa bạch đậu khấu có chứa các thành phần như: 1,8 – cineol, α – terpineol, α – pinen, α – humulen, caryophylen, myrcen, p.cymen, α – humulen oxyd, Sabinen, limonen, terpinen – 4 – ol, myrtenal và carvon.
Nguồn gốc
Cây bạch đậu khấu là loài thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, trồng nhiều các 1 số nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Nam Mỹ,… Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Cao Bằng,… Loài cây thảo này cao khoảng 2-3m, sống lâu năm. Rễ mọc bò, lá mọc thành 2 dãy. Cụm hoa mọc thành bông, hoa màu trắng.
Mùa thu là lúc thu hái quả. Thường sẽ hái cây trên 3 năm, quả được hái lúc còn ở giai đoạn chuyển sang vàng xanh (gần chín). Sau khi hái phơi khô trong bóng râm. Hoặc phơi khô xong bỏ cuống rồi xông diêm sinh tới khi vỏ trắng, cất đi dùng dần. Lúc dùng thì chỉ lấy nhân, bỏ vỏ và giã nát.
Quả bạch đậu khấu nhìn khá lạ. Quả có hình cầu và vỏ nhăn nhăn. Quả khía dọc, lúc chin màu nâu trắng còn hạt thì có tinh dầu thơm. Quả bạch đậu khấu gọi là khấu mễ (khấu nhân), chứa từ 20-30 hạt, mùi thơm vị cay.
Lưu ý khi sử dụng
Có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì một số loại thực phẩm chức năng hoặc thảo dược khác bạn đang dùng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của loại dược liệu này, hoặc đem tới những hậu quả không mong muốn.
Có bất kỳ triệu chứng nào trong quá trình sử dụng thì phải báo ngay cho bác sĩ và tạm ngưng ngay. Người có cơ địa nhiệt và táo bón, thiếu máu thì không nên dùng.
Hiện chưa có tài liệu cho việc sử dụng dược liệu này với phụ nữ có thai và cho con bú nên bạn cần tham khảo điều này với bác sĩ nhé.